Ô nhiễm dòng sông Thị Vải

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên gay gắt trong những năm gần đây. Biểu hiện của nó là có càng nhiều vụ việc về ô nhiễm xảy ra trong những năm gần đây. Đặc biệt, nổi trội từ vụ việc sông Thị Vải bị ô nhiễm năm 2008 cho đến nay thì ngày càng nhiều vụ tương tự xảy ra, điều này cho thấy tình trạng ô nhiễm ở nước ta ngày càng gia tăng.

Người tạo: Admin
Ô nhiễm sông Thị Vải là vụ việc tiêu biểu cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Sau hơn một năm bị phát hiện xả nước thải chui ra dòng sông Thị Vải, thì công ty này chính thức bị xử phạt trả lại sự trong sạch cho dòng nước nơi đây, trả lại không khí và môi trường sạch cho người dân nơi đây.

Sông Thị Vải là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với chế độ bán nhật triều và hệ động thực rất phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái nơi đây rất đa dạng. Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng trước khi dòng sông nơi đây bị ô nhiễm, trong nhiều năm qua dòng sông này đã phải hứng chịu nhiều loại chất bẩn thải xuống dòng nước, từ nước thải sinh hoạt của người dân xung quanh lưu vực, đến nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, các rác thải được vứt đầy dưới lòng sông gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho dòng nước nơi đây.

Nước biến màu, bốc mùi hôi thối, hệ động thực vật thì biến đổi chết dần chết mòn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Đã từng có thời gian, con sông này trở thành nỗi ám ảnh của người dân quanh khu vực.
 
Dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng
Dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng

Đã là vụ việc của gần 10 năm trước, tất nhiên nó đã có câu trả lời cho nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước nơi đây. Thủ phạm chính đó là công ty Vedan với 90%. Con số này dựa trên cơ sở các mô hình tính toán và chọn thời điểm nghiên cứu là trọn tháng 2-2008 với từng kịch bản xả thải khác nhau, theo như thống kê cho thấy thì Vedan góp 90% trong việc làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, giết chết 2.686 hecta đất nuôi trồng thủy sản, làm thiệt hại nặng nề đối với người dân quanh lưu vực.

Theo như số liệu cụ thể của cuộc nghiên cứu thì có 2.000 ha ô nhiễm nặng, gần 700 ha ô nhiễm nhẹ. Kết quả mô phỏng xác định khu vực ô nhiễm khiến các hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp các vấn đề lớn chủ yếu thuộc xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các vùng có mức độ ô nhiễm nhẹ thuộc các xã Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), Phước Hòa (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) và xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng của xã Thạnh An ước tính chỉ gần 84 ha.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường nước và hậu quả của nó

Thật ra dòng sông Thị Vải không chỉ hứng chịu những nguồn nước thải từ nhà máy Vedan mà còn từ các nhà máy khác như khu công nghiệp Nhơn Trạch Trạch 1 và 2, Gò Dầu... Tình trạng xả thải trực tiếp tại cửa cảng tại Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu ở xã Phước Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống luôn có màu đen đặc và liên tục thải ra môi trường. Còn tại cửa xả thải của công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự và nước thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng Thị Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi thối bốc lên. 
 
Nhà máy Vedan thải các chất thải độc hại ra dòng sông
Nhà máy Vedan thải các chất thải độc hại ra dòng sông

Tuy nhiên, với quy trình sản xuất bột ngọt thì chất thải công ty Vedan thải ra có hàm lượng chất chất độc cyanure, đây là một chất được coi là kịch độc. Tại nước ta quy định,  hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít mà sau khi kiểm tra thì thấy được hàm lượng chất độc này trong nước thải của Vedan vượt mức cho phép lên đến 5.600 lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần.

Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần. Số liệu đo đạc được thì mỗi ngày dòng sông phải hứng chịu khoảng 24.500m3 nước thải từ các nhà máy xí nghiệp trực tiếp xả thẳng ra sông. 

Tình trạng ô nhiễm của dòng sông Thị Vải khiến người dân phải sống chung với sự ô nhiễm nặng của dòng sông này. Hằng ngày việc hít những mùi hôi thối phát ra từ con sông gây nên các bệnh về đường hô hấp đối với người dân nơi đây. Ngoài việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng trắng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ và các xã khác đã bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa và có chiều hướng bị ảnh hưởng xấu hơn.
 
Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của Vedan
Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của Vedan

Một điều đáng bất ngờ trong vụ việc của Vedan về hành vi xả thải làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải đó là hệ thống đường ống được lắp đặt để xả chất thải nguy hại ra dòng sông này đã được vận hành trong suốt 14 năm qua, đây là con số phải nói là cực kì nguy hiểm với môi trường.

Trước những hành động giết chết dòng sông Thị Vải thì Công ty Vedan phải chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái của mình. Sau công tác điều tra và đi đến kết luận công ty Vedan VN đã phải ký nhận 10 nội dung vi phạm và phải đối mặt với mức phạt dự kiến 91 tỷ đồng. Theo như biên bản công bố, thì Vedan có 10 vi phạm về môi trường, trong đó đáng chú ý là việc xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên tại nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột... Mỗi nhà máy của Vedan thải lượng nước thải từ 50 m3 đến dưới 5.000 m3 một ngày.

Bên phía đại diện công ty Vedan cũng gửi lời xin lỗi trước báo chí về những hành vi vi phạm của công ty. Họ thừa nhận sự thiếu sót trong quản lý, thiếu đầu tư trang thiết bị và thú nhận về những hành vi sai trái với dòng sông Thị Vải. Bên công ty hi vọng có một cơ hội được cải thiện để tiếp tục làm ăn ở Viêt Nam và hi vọng người tiêu dùng không tẩy chay các sản phẩm của họ.
 
Dòng sông bị ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Dòng sông bị ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
 
Bên cạnh đó, các chất thải nguy hại không được quản lý theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra mùi hôi thối khó chịu làm ô nhiễm bầu không khí trong khu vực. Từ những hậu quả được biểu hiện, thì công ty Vedan rơi vào khung hình phạt hành chính cao nhất, với tổng ngân sách nộp phạt là 91 tỷ đồng.

Sau gần 10, từ vụ việc Vedan bị cơ quan chức năng bắt quả tang về hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường thì tình trạng ô nhiễm của sông Thị Vải mới dần có dấu hiệu cải thiện. Lần đo đạc vào tháng 11 mới đây cho thấy nồng độ oxy hòa tan đã tăng đáng kể, chứng tỏ tiến độ phục hồi của con sông này là khả quan.

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, hậu quả ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Bình luận