Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản
Mặc dù, ngành khoáng sản có những đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, nhưng hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Khi nói đến khoáng sản thì Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Hiện nay ngành địa chất đã phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Có thể tính đến một số khoáng sản đã phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng, còn số khác mới được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng. Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc.
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là do đâu
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác bên ngoài hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác có thể nói đến ở đây là khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Nhưng bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái và gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và đổi mới đất nước... Vì thế, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.
Hầu hết các công ty này đều chưa chú ý hoặc cố tình lờ đi phần giải quyết và xử lý nguồn nước thải, chất thải khiến ô nhiễm môi trường nước, bùn thải làm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đất sản xuất, thay đổi dòng chảy các con suối gây tác hại không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Mặc dù, đã được chính quyền giám sát nhưng vẫn đâu vào đó. Một điều khá quan tâm ở đây là không chỉ doanh nghiệp khai thác khoáng sản không mà phải nói đến một phần nhỏ dân cư cũng khai thác khoáng sản bừa bãi và không thể kiểm soát được.
Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản
> > Xem thêm: Ô nhiễm môi trường ở nông thôn
Các khu mỏ đang khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung du, cùng với công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, nhất là đối với các kim loại, nên mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác, không khí... từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế khác do khai thác khoáng sản dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến. Hiện theo thống kê thì có khoảng trên 170 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ doanh nghiệp ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường.
Thời gian dự án kéo dài, thủ tục hành chính phiền hà và qua nhiều công đoạn, năng lực nhà thầu, tư vấn còn nhiều hạn chế. Đa số các mỏ đang hoạt động sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép, hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết được duyệt.
Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Có thể nói, do sự phát triển ồ ạt nhưng thiếu quy hoạch, công nghệ lạc hậu và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn ngày càng tăng.
Ô nhiễm môi trường do tác động của khai thác
Các hoạt động khai thác khoáng sản cũng có tác động rất lớn tới diện tích rừng, do phải chuyển đổi mục đích phục vụ cho khai thác khoáng sản. Đến nay, cả nước đã chuyển mục đích sử dụng 11.312 ha rừng, đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản, song việc kịp thời hoàn phục môi trường, trồng lại rừng tại các khu vực kết thúc khai thác hầu như chưa được quan tâm thực hiện.
Nhiều khu vực đã kết thúc khai thác nhưng chưa được tổ chức, cá nhân thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định. Một số khu vực kết thúc khai thác đã thực hiện đóng cửa mỏ nhưng công tác cải tạo, phục hồi môi trường chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau khai thác.
Có thể nói đến ở đây là chứng kiến những dòng nước thải xối xả từ nhà máy tuyển quặng Mangan của công ty TNHH Tường Phong, mới thấy được mức độ hủy hoại môi trường và những hệ lụy của nước thải trong việc chế biến khoáng sản có tác động không nhỏ đối với môi trường xung quanh khu vực nhà máy và phía hạ lưu. Công ty TNHH Tường Phong đang khai thác quặng thô Mangan tại địa bàn thôn Bản Sám xã Ngọc Minh và xây dựng nhà máy ngay trên đỉnh núi đầu nguồn nước. Ghi nhận tại hiện trường tại nhà máy tuyển quặng, thì lượng nước thải chưa qua xử lý được chuyển qua 3 ao nước mà lãnh đạo công ty cho rằng đó là bể lắng, việc xả thải như thế này chưa thực hiện theo thiết kế của dự án.
Những hậu quả ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản để lại
Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản tồn tại ở 2 dạng:
Ô nhiễm hóa học:
Ô nhiễm hóa học là một trong những dạng ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản để lại, nguy hiểm và lâu dài. Sự ô nhiễm này có thể xảy ra trong nước mặt từ hệ thống thoát nước của khu vực mỏ, trong nước ngầm do quá trình thấm, trong không khí do sự phát thải khí thải và do đất đã bị ô nhiễm.
Khi sự ô nhiễm hóa học có thể xuất phát từ các hóa chất được xử lý không hợp lý được sử dụng trong quá trình tuyển quặng thì hầu hết các chất ô nhiễm hóa học xuất phát từ quá trình oxy hóa của các quặng khóang được khai thác. Trước khi được khai thác, các khoáng chất này thường ở trong trạng thái yếm khí, bị ngập nước hoặc bị bao phủ bởi các lớp đất đá dày, do đó các khoáng chất được duy trì trong điều kiện không hoạt động (trạng thái trơ) hầu như không xảy ra quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, việc khai thác và nghiền quặng đã làm cho bề mặt của các khoáng chất này tiếp xúc với oxy và nước dẫn đến quá trình oxy hóa các khoáng chất và kết quả là dẫn đến những biến đổi nhanh về bản chất hóa học của chúng.
Ô nhiễm môi trường nước do các chât hóa học
Nhiều kim loại có giá trị được khai thác có chứa sunphit mà khi tiếp xúc với oxy và nước sẽ tạo ra axit sunphuric. Hậu quả đối với môi trường nước do ô nhiễm môi trường bởi dòng thải axit hoặc các nguyên tố vết độc hại có thể cực kỳ tai hại. Các kim loại nặng, có thể chỉ một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe con người và đời sống thủy sinh. Vì lý do này mà các tiêu chuẩn phát thải nước thường được dựa trên tiêu chuẩn về sức khỏe hơn là khả năng tiếp nhận của các cá thể đơn lẻ sống dưới nước để đồng hóa các chất thải. Sự ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt có thể dẫn đến mất đi những giá trị sử dụng hữu ích như cung cấp nước uống, thủy sản, tưới tiêu, tài nguyên hoang dã và giải trí. Các vực nước ngầm có thể thông thủy với nguồn nước mặt hay nước ngầm ở gần đó và do đó sự ô nhiễm cuối cùng lại có thể xuất hiện ở các vùng này.
Ô nhiễm không khí có thể phát sinh từ quá trình nung chảy quặng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng. Ở những nơi mức lưu huỳnh cao đáng kể, khi SO2 và SO3 phát thải vào khí quyển có thể kết hợp với hơi nước tạo thành mưa axit. Sự ô nhiễm này cũng có thể xảy ra do sự hóa hơi của các hóa chất như thủy ngân và cyanua.
Ô nhiễm vật lý:
Dạng ô nhiễm môi trường này có thể xuất phát từ cả hai quá trình khai thác và tuyển khoáng. Các ảnh hưởng bất lợi của nó có thể do các chất rắn lơ lửng trong nước, bao phủ hệ sinh thái thủy vực bằng các lớp bùn phù sa, đất xói mòn, bụi trong không khí hay sự thoái hóa đất do thải các chất thải rắn trong mỏ không đúng quy cách.
Một lượng lớn các chất rắn lơ lửng trong nước mặt sinh ra từ hoạt động khai thác mỏ cho thấy công tác quản lý nước yếu kém, các biện pháp kiểm soát xói mòn không hợp lý và cũng có thể đi kèm theo sự ô nhiễm về hóa học. Một lượng lớn bụi bay trong không khí có thể dẫn đến giảm tầm nhìn và có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe con người như các bệnh về hô hấp và sự khó chịu. Nồng độ lớn các vật liệu dạng hạt trong không khí có khả năng ăn mòn các công trình xây dựng và phá hủy máy móc, thiết bị.
Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản
Công tác thải bỏ chất thải được lập kế hoạch một cách qua loa có thể gây cằn cỗi một diện tích lớn đất đai, gây khó khăn cho việc cải tạo trong tương lai và có thể dẫn đến những tác động rất bất lợi về mặt cảnh quan.
Thảm họa ô nhiễm môi trường do khai thác titan ven biển: Do sa khoáng titan nằm sâu hàng chục mét, có nơi hàng trăm mét dưới mặt đất, nhưng các công ty khai thác chỉ có công cụ khai thác thô sơ, sau khi khai thác không hoàn thổ nên mặt đất bị cày nát, loang lổ hố. Những đồi cát xanh ngày nào trở thành vùng đất chết không cây.
Nguy cơ môi trường do khai thác, chế biến bauxit: tác động rất xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên, dân cư bản địa và hiệu quả thực sự, không những thế ô nhiễm môi trường do khai thác bauxit ở Tây Nguyên là vấn đề rất khó kiểm soát và có thể gây tác động nghiêm trọng đến nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai
Ngoài ra, còn gây ra ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải, chôn lấp chất thải, các dòng chảy mang theo các chất bẩn từ các nguồn vận chuyển, không những thế các doanh nghiệp khai thác xong đều không cải tạo lại gây ra tình trạng trũng đất, gây sạc lỡ trầm trọng khi có lũ lụt đến.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khai thác
> > Xem thêm: Ô nhiễm môi trường không khí
Giải pháp để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trưòng do khai thác khoáng sản.
Các cấp chính quyền cần thắt chặt việc quản lý các công ty khai thác mỏ, các doanh nghiệp cần đảm bảo cảnh quan như ban đầu sau khi khai thác, xử phạt nặng đối với các doanh nghiệp không chấp hành cùng với đó là đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cải tạo trồng cây lại các khu đã khai thác mà không được cải tạo.
Các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ khai thác.
Tags: Ô nhiễm môi trường di khai thác khoáng sản, hậu quả do khai thác khoáng sản để lại, thực trạng ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản, khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường trầm trọng.