Cách xử lý hầm cầu bị đầy thế nào cho nhanh chóng, hiệu quả?

Hầm cầu đầy thường xuyên xảy ra tại nhiều hộ gia đình ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hãy thử nghĩ nhà có 1 cái toilet mà bị sự cố thì mọi sinh hoạt điều xáo trộn vậy dấu hiệu nào nhận biết hầm cầu bị đầy và các giải pháp xử lý hãy cùng chúng tôi lý giải ở bài viết sau đây nhé.

Người tạo: Admin

Ngày nay, công trình vệ sinh tự hoại đã dần thay thế cho những kiểu nhà vệ sinh xưa cũ, giúp đảm bảo không khí trong lành, sạch sẽ. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hầm cầu bị đầy mà bạn không lường trước được. Vậy cách xử lý hầm cầu bị đầy như thế nào là hợp lý và hiệu quả nhất, tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu hầm cầu bị đầy thường gặp.

hầm cầu được xây dựng bên dưới móng nhà, nối liền với đường ống cống của nhà vệ sinh gia đình bạn. Nó có nhiệm vụ chứa nước và các chất thải được thải ra hàng ngày. Tùy vào diện tích xây dựng trong gia đình mà kích thước hầm cầu của mỗi nhà sẽ có sự khác biệt, bể càng lớn thì càng chứa được nhiều chất thải hơn.

Khi hầm cầu bị đầy mà không được phát hiện ra sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Thực tế cho thấy nếu để ý và quan sát thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy hầm cầu đang quá tải. Đây sẽ là tiền đề để bạn đưa ra những phương án khắc phục thích hợp nhất. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy nhất để bạn tham khảo:

Bồn cầu thoát nước chậm hoặc không thể thoát nước

Sau khi đi vệ sinh xong, bạn xả nước và quan sát thấy lượng nước trong bồn cầu rút rất chậm, không rút nước hoặc còn bị trào ngược trở lại thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bồn cầu đã bị tắc nghẽn hoặc hầm cầu đã quá tải.

Hãy chắc chắn rằng bạn không nhét quá nhiều giấy xuống bồn cầu, nhất là những lại giấy dai khó phân hủy. Bởi đường ống cống của bồn cầu không quá lớn, nếu bị nhét một lượng lớn giấy xuống sẽ gây bít tắc đường ống dù hầm cầu chưa đầy. Trong trường hợp bồn cầu bị tắc thì sẽ có những phương pháp khắc phục riêng như: Sử dụng thụt, dùng bột thông bồn cầu, súng tạo áp lực, nước thông cống…

Bồn cầu thoát nước chậm
Bồn cầu thoát nước chậm hoặc không thể thoát nước

Que đo độ cao ống chất thải hữu cơ gần đạt đỉnh

Để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng chất thải trong hầm cầu, khi thi công người ta thường lắp đặt thêm một que đo độ cao thoát khí hoặc ống đo đáy bùn và lượng chất hữu cơ nổi trong hầm cầu. Trung bình từ 3-4 năm bạn sẽ phải kiểm tra hầm cầu một lần để biết được bể đã đầy hay chưa. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tần suất sử dụng cũng như diện tích hầm cầu xây ban đầu.

Để kiểm tra chiều cao của ống đo thông thường bạn sẽ phải nhờ đến những đơn vị có chuyên môn. Nếu chất thải đã vượt quá 2/3 chiều cao của que đo thì đây là lúc bạn cần phải tiến hành thông hút hầm cầu. Không chỉ giúp cho bể hoạt động hiệu quả trở lại mà còn hạn chế tác động tiêu cực khi hầm cầu bị đầy đến cuộc sống.

Có nhiều trường hợp trong quá trình thi công, người thợ quên không lắp đặt que đo độ cao thoát khí. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì không thể biết được khi nào hầm cầu sẽ đầy. Vì thế, nếu nhà bạn đang xây mới, cần giám sát thường xuyên và kiểm tra để kịp thời khắc phục.

Nhà vệ sinh luôn có mùi tanh hôi khó chịu

Nhà vệ sinh là nơi phóng uế, dù mới xây dựng hay đã xây dựng từ lâu thì chắc chắn sẽ để lại mùi hôi khai, đặc biệt là ở những nhà vệ sinh công cộng. Nếu bạn đã vệ sinh sạch sẽ bồn cầu, đường cống, mở cửa sổ thoáng khí mà vẫn ngửi thấy mùi hôi thối hoặc khai nồng thì chứng tỏ rằng hầm cầu đang bị quá tải. Thông thường, sau khi dọn dẹp xong, nhà vệ sinh sẽ mất mùi hôi hoặc mùi hôi chỉ còn thoang thoảng không ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng không khí.

Bạn hãy kiểm tra thêm xung quanh để xác định được chính xác mùi hôi toát ra từ nhà vệ sinh. Bởi nhiều khi mùi thức ăn thừa, mùi rác, xác chết động vật (đối với nhà vệ sinh công cộng) đôi khi sẽ khiến bạn lầm tưởng nhà vệ sinh của mình đầy hầm cầu dẫn đến hiện tượng hôi thối.

Nhà vệ sinh có mùi tanh hôi
Nhà vệ sinh có mùi tanh hôi khó chịu

Nước trong bồn cầu có nhiều bọt khí kèm theo váng và mùi hôi

Chất thải và nước trong hầm cầu quá nhiều sẽ sản sinh ra lớp màng hữu cơ. Lớp màng chứa nhiều vi khuẩn này khi đã đạt đến khối lượng tối đa so với không gian của hầm cầu thì sẽ làm tắc ống thông thủy nối các ngăn trong hầm cầu với nhau. Điều đó khiến các ngăn này không thể đổ đầy gây ra hiện tượng có ngăn ít chất thải, có ngăn lại đầy quá mức cho phép.

Đồng thời những bọt khí đó còn theo đường ống thoát bay ra ngoài thông qua bồn cầu. Lúc này bồn cầu sẽ có hiện tượng nước sủi tăm kèm theo mùi tanh hôi khó ngửi. Trong trường hợp nặng, nước trong bồn cầu còn có thể biến thành màu vàng, vàng nâu như màu của chất thải.

Cây cối xung quanh khu vực nước thải xanh tốt bất thường

Trước đây, nhiều người còn sử dụng chất thải để làm phân bón cho cây, bởi trong chất thải có nồng độ nitrat và vi khuẩn yếu khí cao rất thích hợp cho sự phát triển của cây cối. Vì thế, nếu quan sát xung quanh vị trí thoát nước hầm cầu mà cây cối, cỏ dại phát triển nhanh chóng thì chứng tỏ rằng hầm cầu nhà bạn đã đầy và cần được hút bớt ngay.

Với những gia đình sinh sống trong thành phố thì rất khó để nhận biết dấu hiệu này, đặc biệt là những nơi xây dựng nhà sát nhau hoặc sống trong khu chung cư thường xuyên được dọn dẹp, cắt tỉa cây cối.

Cây xanh tốt bất thường khu vực xung quanh
Cây cối xanh tốt bất thường

Nguyên nhân khiến hầm cầu bị đầy

Sau khi biết được những dấu hiệu cho thấy hầm cầu đã đầy, bạn cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp xử lý hiệu quả và thích hợp hơn cả. Một số nguyên nhân chúng tôi đã tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp ích thêm cho mỗi gia đình.

Hầm cầu bị đầy do lâu ngày chưa tiến hành thông hút

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất khiến hầm cầu bị đầy mà nhiều gia đình gặp phải. Tùy vào diện tích đất mà diện tích xây dựng hầm cầu của mỗi công trình sẽ có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên đa số người ta sẽ xây hầm cầu với diện tích từ 3 – 5 khối cho gia đình có 3 – 4 thành viên sử dụng.

Theo các chuyên gia tư vấn, khoảng 2 – 3 năm mỗi gia đình nên hút hầm cầu định kỳ một lần. Tuy nhiên nhiều gia đình chủ quan, không thấy dấu hiệu hầm cầu bị tắc nghẽn thì cho rằng không cần thiết, từ đó khiến hiện tượng tắc nghẽn càng trở nên nghiêm trọng hơn, cách xử lý hầm cầu bị đầy cũng khó khăn hơn.

Hầm cầu đầy do lâu ngày
Hầm cầu đầy do lâu ngày không thông hút

Hầm cầu bị đầy do nhu cầu sử dụng tăng cao đột biến

Trước đây gia đình bạn sinh sống cố định 4 thành viên với nhau, và thường hút hầm cầu định kỳ 3 năm một lần. Tuy nhiên, số lượng người cùng sống trong nhà hiện nay đã tăng lên 6 – 7 người thì không thể vẫn 3 năm mới hút hầm cầu. Số lượng người tăng cao hoặc nếu mở thêm hàng ăn uống… chính là nguyên nhân khiến cho hầm cầu có thể nhanh đầy tràn hơn.

Hầm cầu bị đầy do thiết kế sai

Thông thường nguyên nhân này rất ít xảy ra những vẫn có, lý do là bởi trong quá trình thi công, người thợ làm sai so với bản vẽ thiết kế hoặc xây dựng sai kỹ thuật. Điều đó dẫn đến sự cố hầm cầu nhanh đầy hơn hoặc đường ống hỏng, chất thải không xuống được hầm cầu. Đa phần nguyên nhân nằm ở sự giám sát không kỹ càng hoặc để cho những người thợ tay nghề còn non yếu thi công.

Nếu nguyên nhân do điều này thì rất khó để khắc phục bởi hầm cầu được xây dựng ở dưới nền đất cùng với móng cọc. Nếu cố gắng sửa chữa sai cách sẽ ảnh hưởng lớn đến kết cấu chung của ngôi nhà.

Hầm cầu bị đầy do nguồn chất thải đặc thù

Các chất thải đặc thù ở đây được hiểu là dầu mỡ, thức ăn thừa, giấy ăn dai khó phân hủy, băng vệ sinh… Với các loại rác thải này thường phải vứt vào sọt rác và mang đi đổ chứ không được đổ vào bồn vệ sinh.

Thiết kế của hầm cầu được sử dụng cho mục đích lắng lọc nước tiểu và phân. Nếu bạn đổ những chất thải đặc thù nêu ở phía trên vào bồn vệ sinh sẽ khiến lượng vi khuẩn yếu khi tăng cao đột biến. Đồng thời lớp chất thải hữu cơ như dầu mỡ sẽ bám vào đường ống thông giữa các ngăn của hầm cầu khiến hầm cầu tắc nghẽn.

Với các loại giấy dai và băng vệ sinh, khi dập nước xả bồn cầu có thể xảy ra hiện tượng không trôi hoặc trôi nhưng tắc ở đường ống thông xuống hầm cầu. Nếu không thông được thì các chất thải sau đó sẽ đầy dần lên gây tắc bồn cầu nghiêm trọng.

Hầm cầu đầy do không thông nghẹt
Hầm cầu đầy do không thông tắc

Hầm cầu bị đầy nước do thiên tai, bão lũ

Đây là nguyên nhân khách quan và chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng núi hoặc những khu vực có nền đất yếu, đất tơi xốp, khu đất dễ sụt lún…Khi có thiên tai xảy ra như lũ lụt, sạt lở đất, động đất… sẽ làm cho cấu trúc bồn cầu bị phá hủy từ bên trong, khiến bồn cầu bị đầy. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây sụt lún nhà và chất thải tràn lên nhà gây khó chịu cho gia đình bạn.

Cách xử lý hầm cầu bị đầy nước đơn giản, hiệu quả

Xử lý hầm cầu bị đầy nước sẽ phải dựa trên những nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Việc làm này rất cần thiết bởi nếu bạn xử lý chung chung thì dễ khiến mất thời gian, công sức, chi phí mà hiệu quả mang lại lại không cao, đôi khi còn không thể giải quyết vấn đề.

Vậy làm thế nào để xử lý hầm cầu đầy? đừng bỏ qua những gợi ý chi tiết nhất của chúng tôi dưới đây và thực hiện theo nhé.

Nguyên nhân do thiết kế sai. 

Hãy liên hệ lại ngay với đơn vị thi công để trình bày vấn đề đang gặp phải và yêu cầu được hỗ trợ. Ngoài ra, để tránh gặp phải nguyên nhân hi hữu này, trong quá trình thi công xây dựng nhà, bạn nên theo dõi sát sao để ngăn chặn được ngay từ đầu hoặc có sai sót vẫn có thể khắc phục được ngay, không để lại hậu quả lâu dài.

Hầm cầu đầy nước do lượng chất thải hữu cơ gây tắc đường ống. 

Có thể sử dụng các loại men hầm cầu hoặc tiêu hầm cầu, bột thông cống để khắc phục tạm thời. Sau đó liên hệ với những đơn vị có chuyên môn để xử lý triệt để.

Đầy hầm cầu do lâu ngày chưa thông hút.

Đây là nguyên nhân dễ dàng xử lý nhất, trong trường hợp này bạn chỉ cần liên hệ với những đơn vị cung cấp dịch vụ thông hút hầm cầu để được hỗ trợ. Hiện nay có rất nhiều đơn vị khác nhau trên thị trường cung cấp dịch vụ này, do đó hãy chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo hiệu quả và giá cả phải chăng.

Do yếu tố khách quan như ở vùng núi, nền đất yếu. 

Với nguyên nhân này sẽ rất khó để xử lý, thông thường nếu có diện tích rộng người ta sẽ xây dựng hầm cầu ở khu vực riêng bên ngoài và chọn địa điểm nền đất chắc chắn. Hoặc cải tạo lại nền đất bằng cách trộn thêm đất đá… để nền đất cứng cáp hơn.

Biện pháp phòng tránh để hầm cầu không bị đầy tràn

Thay vì xảy ra rồi mới biết cách phòng tránh, mỗi người trong gia đình nên nâng cao ý thức của mình và tìm những biện pháp phòng tránh cụ thể để không xảy ra tình trạng hầm cầu đầy. Có thể lưu ý những điều sau đây:

- Chủ động thông hút hầm cầu định kỳ 2 – 3 năm/lần, nếu chất thải tăng đột biến cần xem xét thông hút hầm cầu sớm hơn so với thời gian quy định.
- Tuyệt đối không vứt các loại rác thải như giấy ăn, băng vệ sinh, thức ăn thừa… xuống dưới bồn cầu gây tắc nghẽn và tăng khả năng đầy hầm cầu hơn.
- Thường xuyên lau dọn và vệ sinh sạch sẽ bồn cầu, mở cửa sổ thông thoáng để loại bỏ mùi hôi từ bồn cầu phát ra.
- Khi xảy ra sự cố không tự ý xử lý khi chưa tìm ra nguyên nhân, nên gọi ngay cho các đơn vị có chuyên môn để được giải quyết kịp thời.
- Nên đặt thêm các chậu cây xanh vào nhà vệ sinh của gia đình bạn. Cây xanh không chỉ giúp loại bỏ các mùi hôi, hút bỏ độc tố mà còn là dấu hiệu để bạn biết được hầm cầu nhà bạn sắp bị quá tải hay chưa.

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý hầm cầu bị đầy mà chúng tôi nêu ở trên hy vọng đã cung cấp cho khách hàng nhiều kiến thức bổ ích. Đừng nên chủ quan và cho rằng hầm cầu đầy không ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy luôn đề phòng và nắm vững cách xử lý để có thể khắc phục bất cứ lúc nào. Chúc các bạn thành công.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận