Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nói chung là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Vậy có mấy loại ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân khách quan
- Do các yếu tố núi lửa, núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên…
Nguyên nhân chủ quan do con người gây ra
- Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Là quá trình đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Ô nhiễm môi trường không khí
- Các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ có công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại,nếu có thì cũng không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp lớn nhất đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4… Rác thải do sinh hoạt hằng ngày vẫn còn 1 số gia đình sử dụng bếp than, bếp củi để đun nấu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình, các hộ xung quanh và đặc biệt là thải trực tiếp ra không khí.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
- Những ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí đáng báo động tới tim và phổi đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tính chính xác, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ung thư và nhiều ảnh hưởng khác tới cơ thể người.Hiện nay hàng triệu người đã chết do nhìu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Những biểu hiện ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí thường gặp như: dị ứng, đau mắt, khó thở, hắt xì thường xuyên,viêm da và nổi mụn, chảy nước mũi, buồn nôn, chóng mặt, nghẹt xoang mũ... Điều đáng quan tâm là trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu và đang trong giai đoạn phát triển chính vì thế là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra trong thời gian gần đây tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng, cao nhất là các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp,...
Ô nhiễm ánh sáng
Nguyên nhân
- Việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu. Có thể nói rõ hơn nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng do bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng mạnh,xâm nhập ánh sáng, làm mất tầm nhìn vào ban đêm.
Hậu quả
- Ô nhiễm ánh sáng là sự thay đổi của mức độ ánh sáng trong môi trường do con người tạo ra nguồn ánh sáng ( nguồn sáng nhân tạo). Ô nhiễm ánh sáng là sự thay đổi của mức độ ánh sáng trong môi trường ngoài trời (từ những người tự nhiên) do con người tạo ra nguồn ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng trong hộ gia đình là những thay đổi mức độ ánh sáng trong môi trường trong nhà do nguồn ánh sáng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm tiếng ồn
Nguyên nhân
- Do nguồn gốc thiên nhiên do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm tiếng ồn. Do phương tiện giao thông đang ngày càng phát triển , mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn do tiếng của động cơ, tiếng còi ,tiếng phanh. Việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng cũng như trong công nghiệp cũng được xem là không thể thiếu và là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Chủ yếu do ý thức của các cơ sở sản xuất,khu công nghiệp chung đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.
Hậu quả
+ Đối với con người:
- Chúng ta nói về mức độ âm thanh, công cụ cơ bản trong việc đo lường về âm thanh. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn còn gọi là âm thanh nhiễu tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý, tinh thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây một số chứng bịnh tăng huyết áp, căng thẳng, giảm thính lực, mất giấc ngủ ngoan và các tác hại khác.
- Chúng ta nói về mức độ âm thanh, công cụ cơ bản trong việc đo lường về âm thanh. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn còn gọi là âm thanh nhiễu tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý, tinh thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây một số chứng bịnh tăng huyết áp, căng thẳng, giảm thính lực, mất giấc ngủ ngoan và các tác hại khác.

Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn
- Âm thanh sẽ trở nên không mong muốn sẽ cản trở những hoạt động của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống .
- Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực. Mức độ tiếng ồn cao ảnh hưởng đến tim mạch, việc tiếp xúc với tiếng ồn trong khoảng thời gian dài và lâu có thể gây ra bịnh tăng huyết áp từ 5-10 độ khá cao. Ngoài ra tiếng ồn làm gia tăng căng thẳng, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp đã nói ở trên, cũng tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.
+ Đối với động vật hoang dã:
- Tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng bất lợi đối với động vật làm tăng nguy cơ tử vong khi thay đổi cân bằng hệ sinh học. Động vật nói chung, việc kiếm thức ăn đã trở nên khó khăn hơn, việc săn mồi không còn được hiệu quả như mong muốn khi mà ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng cao do hoạt động của con người tạo nên. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng tại các dại dương đang đe dọa sự tồn tại của các loài cá voi và cá heo... Trong khi một số động vật biển sử dụng sóng âm làm phương tiện để giao tiếp với đồng loại, tìm kiếm thức ăn, âm thanh mà chúng phát ra bị lấn áp bởi tiếng động phát ra từ các tàu thuyền và tình trạng thay đổi khí hậu. Tóm lại động vật biển sẽ bị mất phương hướng do âm thanh sẽ không thể tìm bạn tình và có những hành vi khác thường.
>> Xem thêm: Ô nhiễm không khí trong nhà.
Ô nhiễm nhiệt
Nguyên nhân
- Thiên nhiên: Trái đất nóng lên là do sự nung nóng của Mặt trời, bên cạnh đó núi lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên...nhưng các nguồn này đã tự cân bằng nhiệt cho môi trường. Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người: con người đốt nhiên liệu thải nhiệt vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính, làm mất cân bằng nhiệt, làm vượt quá khả năng thích nghi của các cơ thể sống, làm đảo lộn các chu trình trong tự nhiên.
- Quá trình đô thị hóa: tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên thế giới, đồng thời quá tình này là sự giảm diện tích cây xanh và sông hồ...thay vào đó là các công trình với những bề mặt bê tông, xi măng,...gây bức xạ Mặt trời rất lớn, tạo không khí rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng môi trường sống bị suy giảm đáng kể. Đối với các công trình nhà ở do thiết kế kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình không có khả năng thải nhiệt, chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, trong sản xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên lượng nhiệt thải ra vượt quá nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.
- Quá trình đô thị hóa: tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên thế giới, đồng thời quá tình này là sự giảm diện tích cây xanh và sông hồ...thay vào đó là các công trình với những bề mặt bê tông, xi măng,...gây bức xạ Mặt trời rất lớn, tạo không khí rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng môi trường sống bị suy giảm đáng kể. Đối với các công trình nhà ở do thiết kế kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình không có khả năng thải nhiệt, chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, trong sản xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên lượng nhiệt thải ra vượt quá nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.
Hậu quả
- Sự nóng lên của Trái đất nói chung sẽ làm mất trạng thái cân bằng nhiệt của nhiều HST trên TĐ, giảm khả năng sinh trưởng của HST, làm cho HST mất cân bằng. Nhiệt độ tăng cao: băng ở các cực sẽ tan ra Thu hẹp diện tích lục địa; chu trình hạn hán, lụt lội tăng nước biển dâng cao ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều nước.
- Ô nhiễm nhiệt có thể làm cho nước sông suối, hồ ao và biển tăng lên làm cho môi trường sinh thái ở đấy có sự thay đổi. Mỗi khi nhiệt độ nước tăng cao hơn phạm vi thích ứng của các sinh vật ở trong nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự sống bình thường, sự phát dục và sự sinh soi nảy nở, thậm chí còn làm cho chúng bị chết. Các công trình nhà cửa, nếu chế độ nhiệt không thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, làm giảm năng suất lao động một cách đáng kể. Trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ô nhiễm chất phóng xạ
Nguyên nhân
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể.Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên.
Hậu quả:
- Hậu quả của việc ô nhiễm chất phóng xạ vô cùng nguy hiểm đến con người, tùy theo mức độ và liều lượng tiếp xúc mà các chất phóng xạ có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc có thể dẫn đến một số bịnh nguy hiểm ung thư da, phổi, máu, tuyến giáp hay suy thoái tiền liệt tuyến …gây đột biến cấu trúc di truyền ở người, sinh vật ( quái thai…).

Ô nhiễm chất phóng xạ
Ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân:
- Hiện nay các hệ thống kênh, rạch trở thành nỗi lo đáng ngại của người dân trong thành phố. Nước trong các kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng, bốc mùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong thành phố. Nguồn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình được thải trực tiếp ra một cách vô ý thức. Đặc biệt, các kênh rạch, phía dưới chân câu, miệng cống, đều là những nơi chất khá nhiều rác thải, và bốc mùi hôi, và đây cũng là nơi thuận lợi để các loại vi khuẩn gây bệnh phát triền như ruồi, mũi,sâu bọ .... dễ dàng gây ra dịch bệnh. Thậm chí các doanh nghiệp đã lợi dụng trời mưa để thải nước thải trực tiếp ra môi trường một cách vô ý thức. Các kênh rạch trong thành phố ngày càng chết dần vì chứa quá nhiều rác thải như bao nilong, xác chết động vật, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp,...làm rác ứ đọng còn làm giảm khả năng tiêu thoát nước cho lưu vực, gây tình trạng ngập nước khi có triều cường và mưa lớn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và đời sống người dân, gây ra nhức nhối cho người dân, chính quyền trong những năm gần đây.
Hậu quả:
- Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
- Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm. Không chỉ dừng lại ở đó, ô nhiễm nguồn nước còn còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến những sinh vật sống trong hồ, ao,....
Tags: cac dang o nhiem moi truong, o nhiem moi truong nuoc, o nhiem moi truong khong khi, o nhiem moi truong anh sang